Màn hình OLED là công nghệ được sử dụng nhiều trong các sản phẩm trình chiếu, hiển thị thông minh hiện nay. Nhưng không phải ai cũng biết rõ màn hình OLED là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm, hay được ứng dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ loại công nghệ mới này qua bài viết dưới đây.
Công nghệ OLED là gì?
OLED chính là từ viết tắt trong tiếng Anh của “Organic Light-Emitting Diode” nghĩa là “Diode phát quang hữu cơ”. Công nghệ Oled thiết kế dựa trên việc sử dụng các tấm vật liệu được làm từ hợp chất hữu cơ,và các điểm trên tấm nền sẽ tự động phát quang khi có dòng điện chạy qua.
Với thiết kế thông minh, đem lại chất lượng hiển thị hình ảnh vô cùng sống động với độ nét cao và ánh sáng màn hình đảm bảo mắt người nhìn. Một điểm cộng lớn nữa là những điểm này sẽ tự động tắt khi không sử dụng, sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nhiên liệu và điện năng tiêu thụ. Vì thế, bạn có thể trải nghiệm những tiện ích, ứng dụng tuyệt vời mà công nghệ màn hình này mang lại.
Công nghệ màn hình Oled ngày càng được ứng dụng rộng rãi, ưa chuộng. Nhiều nhà sản xuất các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong các sản phẩm mới của họ. Vậy, Oled được cấu tạo như thế nào?
Phân loại màn hình OLED
Công nghệ OLED được chia thành nhiều loại cụ thể hơn phụ thuộc vào chức năng và cấu tạo của chúng:
- OLED ma trận chủ động (active matrix OLED)
- OLED ma trận thụ động (passive matrix OLED)
- OLED trắng (white OLED)
- OLED trong suốt (transparent OLED)
- OLED dẻo (foldable OLED)
- OLED phát sáng đỉnh (top emitting OLED)
Ví dụ công nghệ OLED ma trận thụ động thường được ứng dụng trên các thiết bị có màn hình nhỏ như máy MP3, điện thoại bởi công nghệ nay tiêu thụ nhiều năng lượng hơn các loại OLED khác.
Trong khi OLED ma trận chủ động sử dụng lớp Anode được điều khiển bằng loại ma trận TFT tiết kiệm năng lượng hơn nên được ứng dụng cho màn hình máy tính, tivi,… có kích thước lớn hơn.
Cấu tạo của màn hình OLED
- Tấm nền: Thường sẽ được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, nhiệm vụ của nó là được thiết kế để làm phần chống đỡ cho các thành phần khác trong cấu tạo của tấm nền Oled
- Anode: Hay còn được gọi là Anot (cực dương) sẽ tạo ra các lỗ trống mang dòng điện dương mỗi khi có dòng điện chạy ngang qua thiết bị
- Lớp dẫn hữu cơ: Phần này sẽ bao gồm có lớp dẫn và lớp phát sáng. Trong đó, lớp dẫn làm nhiệm vụ truyền tải các lỗ trống từ cực dương (anot), lớp phát sáng sẽ có nhiệm vụ truyền tải electron từ cực âm (cathode)
- Lớp dẫn (conductive layer):
- Lớp phát sáng (emissive layer):
- Cathode: Hay còn gọi là Catot hoặc cực âm sẽ tạo ra được các electron khi nó có dòng điện chạy qua.
Màn hình OLED được ứng dụng trong những thiết bị nào?
Công nghệ OLED hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực mà trong đó có cả những mảng vô cùng quan trọng như: máy tính, tivi, smartphone, máy ảnh KTS,…
Ông lớn Samsung chuyên sản xuất màn hình OLED cho những flagship của họ như trên các smartphone S8, Note 8,…
Trong khi đó siêu phẩm Iphone X của Apple cũng được ứng dụng màn hình OLED. Ngoài ra rất nhiều thương hiệu khác đều tích hợp công nghệ OLED vào trong màn hình của sản phẩm như Lenovo, Dell, Sony, Xiaomi, Huawei,…
Màn hình OLED có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm của màn hình OLED
- Khả năng hiển thị sắc nét: Tấm nền có các điểm ảnh tự động bật tắt một cách độc lập, nhờ đó màn hình thể hiện màu đen gần như tuyệt đối. Vì thế mà màu sắc trình chiếu luôn sống động, sắc nét và tương phản rất ấn tượng.
- Góc nhìn rộng: Với công nghệ màn hình này sẽ cho phép người sử dụng quan sát được hình ảnh từ nhiều góc khác nhau, mà chất lượng và màu sắc của hình ảnh không hề bị thay đổi như các loại màn hình truyền thống khác.
- Dễ dàng tùy biến theo nhu cầu sử dụng: Công nghệ màn hình Oled hiện nay dễ dàng ứng dụng trong các sản phẩm mới, đa dạng như: các màn hình cong, phẳng linh hoạt.
- Màn hình mỏng và nhẹ: Công nghệ Oled không cần sử dụng đến hệ thống bóng đèn nền nên sản phẩm này thường sẽ mỏng và nhẹ hơn các màn hình có sử dụng công nghệ LCD hay công nghệ Amoled.
- Tiết kiệm được điện năng: Đây là một điểm cộng lớn đối với các sản phẩm công nghệ, Oled sử dụng pin vừa giúp tăng thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo được chất lượng hiển thị và tuổi thọ màn hình.
Nhược điểm
- Chi phí sản xuất khá cao: Do quá trình sản xuất khá phức tạp và cần nhiều công đoạn, tỷ lệ lỗi khá cao nên chi phí cho một công nghệ màn hình Oled không hề nhỏ so với các loại công nghệ màn hình truyền thống.
- Công nghệ OLED cũng có tuổi thọ hữu hạn. Tuy nhiên OLED hiện nay có thời gian hoạt động đủ lâu dành cho smartphone hay tivi.
So sánh OLED với LCD, AMOLED
Mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng, nhưng xét về khả năng hiển thị thì công nghệ OLED cho màu sắc tươi hơn trong khi màu đen trên màn hình OLED sâu hơn LCD. OLED ứng dụng các led phát quang nhỏ có thể hoạt động bật tắt độc lập. Như vậy màn hình OLED khá nịnh mày và cho khả năng hiển thị sống động.Công nghệ OLED ứng dụng rất thành công trên các dòng tivi bởi nó phục vụ nhu cầu giải trí đa dạng.
OLED với AMOLED thì công nghệ AMOLED công nghệ tiếp theo và được thừa hưởng những điểm mạnh của màn hình OLED. Sự khác biệt giữa hai công nghệ chỉ là sử dụng phương thức ma trận động (active matrix)
Công nghệ màn hình OLED trong tương lai
Công nghệ OLED ở hiện tại và tương lai chắc chắn sẽ có nhiều cải tiến vượt bậc. Nhiều công nghệ đã được thực nghiệm nhưng chưa thực sự phổ biến và ứng dụng vào thực tế.
Những cải tiến trong tương lai gần của OLED sẽ là tiềm năng lớn:
- Màn hình OLED uốn dẻo
- OLED trong suốt ứng dụng cho cửa kính trong suốt, cửa kính ô tô, cửa sổ, cửa kính văn phòng,…
- OLED ứng dụng trên thiết bị đeo như kính
- OLED siêu mỏng, độ nét cao
Hy vọng, những thông tin mà LEDONE Việt Nam vừa cung cấp sẽ giúp quý khách hàng có thể hiểu thêm về công nghệ màn hình Oled và có thêm những kinh nghiệm mới để lựa chọn các sản phẩm sử dụng màn hình Oled trong thời gian tới.
Deprecated: Hàm get_page_by_title hiện tại không dùng nữa từ phiên bản 6.2.0! Sử dụng WP_Query để thay thế. in /home/linhphuk/manhinhquangcaolcd.com/wp-includes/functions.php on line 6078
Deprecated: Hàm get_page_by_title hiện tại không dùng nữa từ phiên bản 6.2.0! Sử dụng WP_Query để thay thế. in /home/linhphuk/manhinhquangcaolcd.com/wp-includes/functions.php on line 6078
Công ty cổ phần Công nghệ LEDONE Việt Nam:
Website: http://manhinhquangcaolcd.com